2017-04-17
0:49 GMT-05:00 'Patrick Willay'
r
[ChinhNghiaViet] <
‘’Tám Nẻo
Đường Thành’’ là một nhân chứng lịch sử, ghi nhận chính xác những
gì xảy ra trong cuộc tổng công kích của cộng sản vào ngày lễ thiêng
liêng Tết Mậu Thân năm 1968, cảnh tàn phá điêu linh, nỗi đau thương tang
tóc của dân nghèo vô tội. Bài hát cũng cho thấy tính chất nhân bản
của người miền Nam trong phản ứng về sự tàn bạo dã man của người
cộng sản....
‘’Tám Nẻo Đường Thành’’ mô tả tính chất dã man
tàn bạo của cộng sản trong chiến tranh Việt Nam, và là bằng chứng
hùng hồn cho thấy lời biện hộ về đảng cộng sản ‘’trước tốt sau xấu’’
của những kẻ vỗ ngực là người cách mạng, hoặc những kẻ ăn cơm quốc
gia thờ ma cộng sản, chỉ là những lời chống chế cho bản ngã ngu
muội hoặc hung ác của họ.
From:
‘’TÁM NẺO ĐƯỜNG THÀNH’’
Cao Đức Tuấn
Tóm
lược: Bài
hát ‘’Tám Nẻo Đường Thành’’ do Nhạc Sĩ Hoài Linh viết vào năm 1968 là
nhân chứng lịch sử cho cuộc tống công kích do cộng sản Bắc Việt và
việt cộng tổ chức vào Tết Mậu Thân tại Sài Gòn năm 1968. Qua lối
diễn tả sống động và kỹ thuật viết tài tình, Hoài Linh mô tả
trung thực nỗi đau thương của người dân vô tội trong cảnh binh lửa,
tính chất tàn bạo của cộng sản, và bản chất hiền hòa nhân bản của
người miền Nam.
Bài hát
‘’Tám Nẻo Đường Thành’’ ra đời năm 1968, nói về cuộc tổng công kích
Tết Mậu Thân năm 1968 tại Sài Gòn. Tác giả của bài hát là Nhạc Sĩ
Hoài Linh. Tuy nhiên, trên vài trang mạng, có sai lầm quy gán tác giả
là Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng. Không rõ tại sao có sự sai lầm này, nhưng
tờ nhạc nguyên gốc ghi rõ tác giả là Hoài Linh (Xem, thí dụ như, Nhạc
Việt trước 75).
Trong một
bài trước đây, tôi trình bày vắn tắt tiểu sử tác giả Hoài Linh (Cao
Đắc 2014a). nên sẽ không lập lại trong bài này. Ngoài ra, như trong các
bài viết về âm nhạc trước, tôi sẽ chú trọng thảo luận chi tiết về
các khía cạnh văn chương của lời nhạc.
Ca
khúc ‘’Tám Nẻo Đường Thành’’ không phải là ca khúc thịnh hành trong
âm nhạc miền Nam trước 1975. Thực ra, ít người biết đến bài này. Bài
hát là lời kể chuyện về cảnh tang tóc, nỗi đau thương của người dân,
và tính chất tàn bạo của cộng sản. Lời kể có giai điệu đều đều,
chậm chạp và buồn bã, và tuy có chút trầm bổng, âm tiết có thể
không có tác dụng mạnh trên khán giả khi mới nghe. (Tôi dùng khán giả
để chỉ người nghe, người đọc, và người xem.) Để có thể thưởng thức
bài hát, khán giả phải nghe đi nghe lại nhiều lần, và để ý kỹ lời
nhạc. Trong những bài hát về chiến tranh và nhất là về Tết Mậu
Thân, ‘’Tám Nẻo Đường Thành’’ được coi là một trong những bài hát hay
nhất và có giá trị lịch sử cao.
Nguyên
văn lời bài hát như sau.
Bé
thơ ơi! Bé thơ ơi! Nín đi đừng khóc.
Xót
xa nhiều trào thêm nước mắt
Chiến tranh nào mà không
tan nát
Khói
lên cao trắng tay mau dân nghèo lơ láo.
Mẹ
bồng con giờ về đâu
Nhìn
vành tang, con quấn ngang đầu!
Xác
ai đây chết hôm qua đến nay còn thấy
Vắt
cơm gầy nằm trong gói giấy
Dưới
chân tường nhà ai đang cháy.
Ðốt
đêm đen, trái châu treo thay đèn lấp lánh
Cầu chữ Y, lộ Hàng Xanh
Lửa
bạo thiêu tám nẻo đường thành
Ðầu
Xuân súng nổ reo rắc tóc tang
Giờ
đây nhúm lửa thiêu đốt phố phường
Súng nào giết trẻ đêm
đen
Súng
nào banh xác mẹ hiền
Một
lần đêm vài tan biến mộ dầy thêm.
Khóc
quê hương suốt hai mươi năm ngoài lửa khói
cũng
do một bàn tay anh mãi,
nếu
xa lạ thì không ai nói.
Ðếm
đi anh, đếm đi anh
Bao
hồn oan đó
Mồ
chẳng xinh, cỏ chẳng xanh
Người nghìn sau nhắc chuyện
đường thành.
Tám Nẻo Đường Thành
Link:
Như
đa số các bài hát khác, lời nhạc thường bị sửa đổi, vô tình hay cố
ý, và nhiều khi làm giảm ý nghĩa của bài hát. Vài thí dụ: ‘’trắng
tay mau’’ thành ‘’nắm tay nhau’’; ‘’Ðốt đêm đen’’ thành ‘’Ðón
đêm đen’’; ‘’Súng nào’’ thành ‘’Xuân nào.’’
A.-
Bối cảnh lịch sử Tết Mậu Thân và ý nghĩa nhan đề ‘’Tám Nẻo Đường
Thành’’
Như các thể
loại văn chương khác, âm nhạc có nhiều tác dụng trên nhiều khía cạnh,
ngoài mục tiêu giải trí, như xã hội, văn hóa, và lịch sử. Một trong
những tác dụng quan trọng là sự ghi nhận trung thực những biến cố
hoặc sự kiện lịch sử. Nhiều bài hát kể lể những câu chuyện đương
thời hoặc những nhân vật có thật, và đóng vai trò nhân chứng cho
lịch sử. Ca khúc ‘’Tám Nẻo Đường Thành’’ là một thí dụ cho những
bài hát chứng nhân lịch sử này. Bài hát nói về cảnh thê lương và
nỗi đau thương của người dân miền Nam trong cuộc tổng công kích của
cộng sản vào Tết Mậu Thân năm 1968. Để có sự đánh giá thích đáng
về bài hát, ta nên tìm hiểu rõ cái bối cảnh lịch sử của bài hát
và ý nghĩa của nhan đề.
Cuộc
Tổng công kích Tết Mậu Thân cho thấy tính chất tàn bạo của việt cộng
qua vi phạm thỏa ước ngừng bắn và dẫn đến thảm bại cho cộng sản
Vào
ngày 17 tháng 11 năm 1967, mặt trận giải phóng tuyên bố họ sẽ tiến
hành cuộc ngừng bắn trong dịp lễ sắp tới: ba ngày cho Giáng Sinh; ba
ngày cho Tết tây; và bảy ngày cho Tết ta, từ 27 tháng 12, 1967 cho tới
3 tháng 2, 1968 (Ford 1995, 101; Oberdorfer 2001, 70). Tuy hai phe không ký
một thỏa hiệp ngừng bắn nào trên giấy tờ, những tuyên bố trên đài
phát thanh được coi là thỏa ước ngừng bắn chính thức, và đã được
thi hành nhiều lần trước đó. Theo nguyên tắc quốc tế, ngưng bắn có
thể được tuyên bố chính thức bằng hiệp định, nhưng cũng đã từng coi
là sự hiểu biết không chính thức giữa hai phe đối nghịch (Wikipedia
2014b).
Thực ra,
cộng sản Bắc Việt và việt cộng không những không có ý định ngừng
bắn mà lại còn âm mưu một cuộc tổng công kích trên toàn lãnh thổ
miền Nam. Hăm hở tưởng rằng họ có thể bắt chước chiến thuật của
Quang Trung Nguyễn Huệ cho lính ăn Tết trước khi đại phá giặc Thanh năm
1789, chính quyền Bắc Việt cho dân ăn Tết sớm một ngày vào ngày 29
tháng 1, lấy cớ là mặt trăng, mặt trời và trái đất ở vị trí khác
thường năm đó và ăn mừng một ngày sớm hơn thì may mắn hơn (Oberdorfer
2001, 73-74). Nhưng quả là thiên bất dung gian, ý định lập lại chiến
công hiển hách của Quang Trung lại tạo ra thất bại nặng nề. Vì thay
đổi ngày Tết vào phút chót, có những lẫn lộn trong các thành phần
tham gia cuộc tổng công kích. Cuộc tấn công không được đồng bộ cùng
lúc, và phối hợp bị trễ nãi một ngày, khiến cho các đơn vị tấn
công bị tiêu diệt dễ dàng. Tuy nhiên, vì Hoa Kỳ và chính phủ miền Nam
không nghĩ là cộng sản Bắc Việt vi phạm thỏa ước ngừng bắn, phần
lớn binh sĩ được cho nghỉ phép về ăn Tết với gia đình. Do đó, quân
cộng sản vẫn có được yếu tố bất ngờ do sự vi phạm thỏa ước ngừng
bắn và chiếm đóng thành công trong những giờ đầu tiên tại nhiều vị
trí.
Vào sáng
sớm ngày 31 tháng 1 năm 1968 (tức mùng 2 Tết trong miền Nam và mùng 3
Tết trong miền Bắc), khoảng 80.000 quân chính quy Bắc Việt và việt
cộng tấn công hơn 40 thành phố trên khắp miền Nam Việt Nam (Berman 1996,
21). Hoa Kỳ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phản ứng kịp thời và đẩy lui
các cuộc tấn công trong những giờ đầu tiên. Huế và Sài Gòn chứng
kiến cảnh đánh nhau đẫm máu nhất. Vào đầu tháng 3, 1968, mọi cuộc
tấn công trên toàn lãnh thổ miền Nam coi như bị dẹp tan.
Kết
quả của cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân là thảm bại cho cộng sản.
Không những dân không hưởng ứng cộng sản, mà dân còn bỏ chạy thoát
cộng sản để về phía Việt Nam Cộng Hòa (Willbanks, 81). Thương vong của
hai phe như sau:
Cộng sản: Ít
nhất là 40.000 chết;
Hoa
Kỳ: Khoảng 1.100 chết;
Việt
Nam Cộng Hòa: Khoảng 2.300 chết (Willbanks 2006, 81-82; Currey 1996, 84).
Với
số thương vong thảm não như vậy, ngay chính phe cộng sản công nhận Tết
Mậu Thân là một thất bại quân sự nặng nề (Willbanks 2006, 81).
‘’Tám
Nẻo Đường Thành’’ nói về cuộc chiến tại Sài Gòn. ‘’Kế hoạch tấn
công Sài Gòn cần 35 tiểu đoàn đánh vào sáu mục tiêu chính trong thủ
đô. Các mục tiêu này gồm có Bộ Tổng Tham Mưu; Dinh Độc Lập là văn
phòng Tổng Thống Thiệu; Tòa Đại Sứ Mỹ; Phi Trường Tân Sơn Nhất; Bộ
Tư Lệnh Hải Quân, và Đài Phát Thanh Quốc Gia’’ (Willbanks 2007, 32).
Cuộc tấn công bắt đầu vào sáng sớm ngày 31 tháng 1 từ mọi hướng,
nhắm vào trung tâm đô thị. Quân việt cộng được hướng dẫn bởi tiểu đoàn
đặc công Sài Gòn C-10 gồm 250 người quen thuộc với đường xá Sài Gòn,
với kế hoạch chiếm giữ các vị trí mục tiêu trong 48 tiếng đồng hồ
để chờ quân tăng viện đến. Trên thực tế, như trình bày ở trên, bộ
chính trị ra lệnh tấn công sớm hơn ngày dự tính theo ngày âm lịch
chỉnh sửa, khiến cho mọi nơi không tấn công đồng loạt. Vì vậy, nhiều
đơn vị việt cộng chiếm vị trí ban đầu nhưng không có tăng viện nên bị
tiêu diệt dễ dàng (Ngô 1996, 103).
Một trong
những hành động tàn bạo của việt cộng trong Tết Mậu Thân là ám sát.
‘’Ám sát là thành phần chủ chốt của kế hoạch việt cộng để làm tê
liệt chính quyền và phá rối phản ứng chính quyền trong Tết’’
(Robbins 2010, 148). ‘’Các toán ám sát đến nhà các viên chức, sĩ quan,
và những người khác đã bị ghi sổ, rồi giết họ và, nếu có thể, gia
đình họ’’ (sđd.) Có những toán việt cộng tản mát trong thành phố và
đi lùng những người trên danh sách đen, thường là sĩ quan hoặc binh sĩ
Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa và Cảnh Sát Quốc Gia, nhân viên dân sự hoặc những người
dính líu với chính quyền Sài Gòn. Toán việt cộng tới tận từng nhà,
soát thẻ căn cước, bắn lính đi phép ngay tại chỗ (Willbanks 2006, 36).
Dù có nhiều vụ ám sát không thành công, với chỉ thị ám sát dã man,
bất kẻ phụ nữ trẻ em, lính việt cộng có sẵn cái khái niệm coi
thường sinh mạng người dân và sẵn sàng hy sinh dân cho mục tiêu họ. Câu
chuyện về Bẩy Lốp trình bày dưới đây cho thấy bản chất dã man của
việt cộng. Ngoài ra, như đã được biết rộng rãi, vụ thảm sát tại Huế
là bằng chứng cụ thể không chối cãi được về sự tàn bạo của việt cộng.
Những
trận đụng độ lớn ở Sải gòn gồm có vùng Chợ Lớn, Trường Đua Phú
Thọ. Lực lượng hai bên tại Sài Gòn như sau:
Cộng
Sản: Khoảng 11-15 tiểu đoàn thuộc công trường (sư đoàn) 7 và 9, và
các tiểu đoàn địa phương và các toán đặc công.
Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa: Khoảng 10 tiểu đoàn: Gồm các đơn vị Nhảy Dù,
Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, và Cảnh Sát Quốc Gia.
Quân Lực Việt
Nam Cộng Hòa bị thất lợi vì không thể dùng hỏa lực mạnh mẽ trong
những giờ đầu tiên vì việt cộng len lỏi vào khu dân chúng và kềm chế
dân. Ngoài ra, lính Việt Nam Cộng Hòa phải bảo vệ dân tỵ nạn và nhà
cửa tài sản dân chúng. Lính Việt Nam Cộng Hòa nỗ lực kêu gọi dân chạy
ra khỏi vùng lửa đạn. Chỉ đến khi dân di tản ra hết khỏi vùng đánh
nhau, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mới có dịp tung toàn bộ hỏa lực tấn
công việt cộng. Các trận đánh tạo nhiều khó khăn cho Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa vì việt cộng trà trộn trong dân chúng và nhiều khi dùng dân
làm bia đỡ đạn. Lính Việt Nam Cộng Hòa phải tranh giành từng khu phố,
truy đuổi việt cộng qua từng căn nhà.
Để
tấn công vào các mục tiêu chính, trong giờ phút đầu tiên, việt cộng
tiến chiếm các vị trí dẫn vào Sài Gòn. Trong các vị trí này, hai
vị trí đặc biệt là cầu chữ Y và Hàng Xanh, được nhắc tới trong bài
hát. Trong những giờ đầu tiên, Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân đụng độ
với tiểu đoàn 3 Dĩ An cộng sản tại Hàng Xanh, gần xa lộ Biên Hòa.
Suốt đêm 30 tháng 1, 1968, hai bên đánh nhau kịch liệt dưới ánh sáng
hỏa châu rực sáng (Phạm 2012). Tại cầu chữ Y, cũng vào đêm 30 tháng 1,
1968, việt cộng tấn công Chi Cảnh Sát Nguyễn Văn Liêng ở Quận 8. Rồi bắt đầu từ
rạng sáng hôm sau, việt cộng nổ súng đánh chiếm cầu chữ Y để vào sâu Sài Gòn
(Nguyễn Ðạt 2012).
Hình 1 cho
thấy các cánh tấn công của việt cộng vào Sài Gòn (Willbanks 2006,
xix). Các cánh này bao quanh Sài Gòn từ mọi phương hướng trên khắp
nẻo phố phường. Khi cuộc chiến gia tăng, lính việt cộng di chuyển vị
trí và tản mát khắp nơi, nhưng các trận đụng độ lớn xảy ra ở Hàng
Xanh, vùng Chợ Lớn, và Trường Đua Phú Thọ.
Cuộc tấn
công vào Sài Gòn xảy ra hầu hết tại khắp nơi quanh Sài Gòn, từ Phi
Trường Tân Sơn Nhấ́t, Trường Đua Phú Thọ, Hàng Xanh, cầu chữ Y, khu
Chợ Lớn. Dân chúng bồng bế chạy tán loạn. Súng đạn vang rền khắp
nơi. Lửa cháy tại các khu nhà đông đúc, trên khắp tám nẻo đường
thành.
Nhóm
chữ ‘’Tám Nẻo Đường Thành’’ đặc biệt chỉ dành cho Sài Gòn:
Nghĩa đen của
‘’tám nẻo đường thành’’ là tám ngõ đường xá. Mới thoạt nghe, ít ai
để ý cái ý nghĩa của nhóm chữ đó và cho là nó chỉ về đường xá
phố phường trong thành phố. Đúng vậy, nhóm chữ chỉ đường xá phố
phường. Nhưng câu hỏi là tại sao ‘’tám’’ ? Con số 8 đó có từ đâu ra ?
Câu hỏi kế tiếp là đường xá phố phường đó có đặc biệt chỉ Sài
Gòn, hay bất cứ thành phố nào ?
Về con số 8,
có thể con số đó chỉ là một con số đặt ra để nói đến số lượng
chằng chịt của khu phố hoặc chỉ sự bao quanh Sài Gòn từ tám hướng,
và không có gì đặc biệt với nó hết. Người miền Nam thường dùng số
tám, có thể vì ảnh hưởng Tàu cho rằng số 8 là số hên. Con số cũng
thường được dùng trong các câu thông thường như ‘’bỏ đi tám.’’ Tám
cũng có thể coi là tên thông thường trong gia đỉnh người miền Nam đông
con. Ta thấy cộng sản chế ra tên Lê văn Tám cho liệt sĩ tưởng tượng
của họ với lý do Tám là tên thông dụng trong miền Nam.
Tuy
nhiên, nếu ‘’tám nẻo đường thành’’ chỉ có nghĩa là đường xá bất kỳ
thành phố nào thì cũng lạ là tác giả Hoài Linh dùng nó để đặt tên
cho bài hát nói về Sài Gòn. Bài hát có những địa danh đặc biệt cho
Sài Gòn như cầu chữ Y, Hàng Xanh. Do đó, nhan đề bài hát cũng phải
có gì đặc biệt cho Sài Gòn. Không ai dùng một nhóm chữ tổng quát
cho nhan đề một bài hát rõ rệt cho một địa danh.
Theo
tôi nghĩ, ‘’tám nẻo đường thành’’ là nhóm chữ đặc biệt dành cho phố
xá Sài Gòn mà thôi, giống như ‘’36 phố phường’’ chỉ đặc biệt dành
cho Hà Nội. Ngoài ra, tôi nghĩ là chữ ‘’thành’’ trong ‘’tám nẻo đường
thành’’ không có ý chỉ ‘’thành phố’’ (city) mà là ‘’thành trì/ lũy’’
(citadel/ fort/fortress). Đó là vì sự hiện hữu của thành Bát Quái
tại Sài Gòn trong khoảng thời gian 1790-1835.
Địa danh
trong miền Nam vào khoảng Thế Kỷ 17-18 rất là hỗn độn vì quy chế
hành chánh chưa được tổ chức quy củ. Một phần lý do là trong giai
đoạn đó, triều đại Nhà Nguyễn (Chúa Nguyễn) khai phá miền Nam, xáp
nhập nhiều vùng và cho di dân vào cư trú. Các địa danh như Đồng Nai,
Gia Định thường bị lẫn lộn.
Sài
Gòn có nhiều tên trong lịch sử. Trong Thế Kỷ 18-19, Sài Gòn là địa
danh cho vùng Chợ Lớn bây giờ, trong khi Bến Nghé là địa danh cho vùng
Sài Gòn bây giờ (Sơn 2006, 250, 446). Năm 1790, trong cuộc chiến với
triều đình Tây Sơn, Nguyễn Ánh chiếm được vùng Gia Định (không phải
là chỉ là Gia Định trong Thế Kỷ thứ 20 mà là vùng Bắc của miền Nam
bấy giờ). Nguyễn Ánh chọn Sài Gòn là kinh đô, và cho xây Gia Định
Kinh, còn gọi là Thành Bát Quái, hoặc Quy Thành (từ Long, Lân, Quy,
Phụng), vì có tám mặt hướng ra tám phía (Sơn 2006, 71, 244-245;
Wikipedia 2013). Thành Bát Quái sau đó bị phá năm 1835 sau cuộc nổi
loạn thất bại của Lê Văn Khôi, con nuôi của Lê Văn Duyệt. Thành Bát
Quái được thay bằng Phụng Thành (Phụng đi sau Quy), nhỏ hơn và có bốn
mặt. Phụng Thành sau đó bị phá hủy bởi Pháp vào năm 1859 (Wikipedia
2014a). Trong khoảng thời gian thành Bát Quái hiện hữu từ năm 1790 đến
năm 1835, Sài Gòn phát triển mau lẹ, dân cư đông đảo, và đường xá,
chợ búa được mở mang. Vì vậy, câu ‘’tám nẻo đường thành’’ có thể
chỉ đường xá qua lại tám cửa thành của thành Bát Quái, là trọng
tâm sinh hoạt ở Sài Gòn. Nhóm chữ ‘’tám nẻo đường thành’’ do đó có
thể được dân miền Nam dùng để chỉ phố xá Sài Gòn từ đầu Thế Kỷ
19, và lối dùng đó được duy trì cho đến nay.
B.-
Bài hát ghi nhận những hình ảnh bi thương và khốc liệt tại Sài Gòn
và biểu hiện bản chất nhân bản của dân miền Nam đối với kẻ thù
Bài hát kể
lể những tàn phá, tang tóc, và đau thương xảy ra trong trận chiến vào
dịp Tết Mậu Thân năm 1968. Lời ca mô tả cảnh tại Sài Gòn, nhưng ta có
thể hiểu những cảnh tương tự xảy ra ở các nơi khác, và có thể còn
tệ hại hơn, như ở Huế. Lời nhạc và giai điệu mang nỗi niềm tha
thiết, buồn bã, gây cảm xúc cho khán giả, nhất là với những người
có kinh nghiệm bản thân về Tết Mậu Thân. Với các khán giả không trải
qua cuộc chiến tranh hoặc không có những kinh nghiệm đau thương buồn
thảm về cuộc chiến, bài hát có thể không gây được nhiều xúc động.
Nhưng ít nhất bài hát cho khán giả hiểu được cảnh tang tóc, nỗi
niềm người dân miền Nam trong cuộc chiến và biết được sự tàn bạo
của cộng sản.
Mở
đầu bài hát, Hoài Linh mô tả cảnh khốc liệt của cuộc chiến bằng
tiếng khóc em bé, sợ hãi vì bom đạn (‘’Bé thơ ơi! Bé thơ ơi! Nín đi
đừng khóc.’’) Không có gì thê thảm bằng nghe tiếng trẻ con khóc
trong cảnh bom đạn mịt mù. Ai nghe tiếng khóc em bé trong cảnh chiến
tranh cũng không thể kềm lòng được, và xót xa cho những tàn phá chia
cách do chiến tranh tạo ra (‘’Xót xa nhiều
trào thêm nước mắt/ Chiến tranh nào mà không tan nát.’’)
Như
trong mọi cuộc chiến tranh, người bị thiệt thòi nhiều nhất là dân
chúng vô tội. Ngoài ra, khi hai phe đánh nhau trong thành phố, chính
những người dân nghèo là nạn nhân đầu tiên. Nhà cửa bị thiêu đốt,
người chết vì bom đạn, dân chạy tìm chỗ ẩn náu. Tại Sài Gòn, nhà
cửa bị cộng sản hoặc bom đạn thiêu đốt tại các khu đông dân cư trong
Chợ Lớn, Gia Định. Khi lửa khói càng bốc lên cao, nhà cửa càng bị
tiêu hủy mau lẹ, người dân đã nghèo mà bây giờ lại còn trắng tay,
mất nơi nương tựa, ngơ ngác chạy loạn (‘’Khói
lên cao trắng tay mau dân nghèo lơ láo.’’) Còn gì đau thương bằng người
vợ mất chồng, trẻ thơ mất cha, lại lâm vào cảnh không nhà không cửa?
(‘’Mẹ bồng con giờ về đâu/ Nhìn vành tang, con quấn ngang đầu!’’).
Hình
2 (VNAF) cho thấy cảnh các chiến sĩ Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa
đang chăm sóc một phụ nữ bị thương do việt cộng bắn. Ta thấy người
dân chạy tỵ nạn gồng gánh đồ đạc tài sản. Phía xa, lửa cháy trong
một khu nhà.
Ta nên hiểu
là trong cuộc tổng công kích Tế́t Mậu Thân tại Sài Gòn, quân cộng
sản tấn công thuộc mặt trận giải phóng, thường gọi là việt cộng.
Cuộc chiến trong thành phố rất là khó khăn cho quân đội Việt Nam Cộng
Hòa vì việt cộng núp trong nhà dân khiến cho lính Việt Nam Cộng Hòa rất
cực nhọc truy nã vì sợ gây tai họa cho sinh mạng và tài sản dân
chúng. Ngoài ra, việt cộng thường trá hình là dân thường và không mặc
binh phục. Do đó, rất khó phân biệt dân và việt cộng. Thường thì khó
mà biết được xác chết nằm trên đường phố là dân hay giặc. trừ phi
có những chứng cớ như vũ khí, súng đạn, nhu liệu, hoặc thực phẩm
cá nhân.
Trong một
cảnh, xác một tên việt cộng, vì có mang cơm gói trong giấy, nằm hai
ngày bên một căn nhà đang bị cháy (‘’Xác ai đây chết
hôm qua đến nay còn thấy/Vắt cơm gầy nằm trong gói giấy/Dưới chân tường nhà ai
đang cháy.’’) Ở đây, Hoài Linh dùng câu hỏi tu từ (rhetorical
question) với câu ‘’Xác ai đây...’’ Với câu kế tiếp cho thấy kẻ chết
mang cơm trong gói giấy, ta hiểu ngay xác chết đó là xác của việt cộng
vì chỉ có du kích việt cộng mang cơm trong người khi tấn công theo lối
du kích, bắn và trốn chạy. Ta cũng thấy chuyện đó phù hợp với kế
hoạch cộng sản bắt lực lượng đặc công chiếm vị trí mục tiêu và
ráng giữ mục tiêu chiếm đóng trong một thời gian chờ quân tăng viện.
Do đó, lính đặc công thường mang lương thực trong người phòng khi phải
cố thủ một hai ngày chờ quân tăng viện.
Khi màn đêm
rơi xuống, hỏa châu trái sáng thả rực trời như đèn chiếu sáng đường
xá (‘’Ðốt đêm đen, trái châu treo thay đèn lấp lánh.’’) Từ cầu chữ Y
tới Hàng Xanh, bên xa lộ, lửa bạo tàn cháy khắp nơi, hủy diệt nhà
cửa dân, trên khắp tám nẻo đường thành (‘’Cầu chữ Y, lộ Hàng Xanh/Lửa
bạo thiêu tám nẻo đường thành.’’)
Trận
chiến bùng nổ vào ngày Tết thiêng liêng của người Việt. Quân cộng
sản lừa đảo tuyên bố ngừng bắn, rồi vi phạm chính lời tuyên bố của
họ, tạo ra bao cảnh tang tóc cho dân lành (‘’Ðầu Xuân súng nổ reo rắc
tóc tang.’’) Những ngọn lửa trận chiến do bom đạn và nhiều khi do
chính hành động cố tình của cộng quân đã thiêu đốt phố xá thanh
bình (‘’Giờ đây nhúm lửa thiêu đốt phố phường.’’)
Ôi,
đau thương sao khi những cây súng bắn chết trẻ thơ trong giấc ngủ hoặc
làm tan xác những bà mẹ hiền (‘’Súng nào giết trẻ đêm đen/Súng nào
banh xác mẹ hiền.’’) Hoài Linh không kết tội trực tiếp việt cộng là
những kẻ nổ súng giết trẻ em và phụ nữ. Thay vì vậy ông hỏi, ‘’Súng
nào ?’’ Ta thấy Hoài Linh dùng câu hỏi tu từ lần nữa. Ông dùng ‘’đêm
đen’’ không những cho thấy súng nổ vào ban đêm mà còn vẽ ra hình
ảnh thảm khốc của cảnh giết người vì trẻ em vào đêm thường ngủ say.
Hình ảnh trẻ em bị chết trong lúc đang ngủ giấc ngủ ngây thơ là hình
ảnh bi thương nhất trong chiến tranh. Với ‘’banh xác,’’ tác giả
còn cho thấy sự tàn bạo của cộng sản. Không những họ giết dân vô
tội, họ còn giết trẻ em đang say ngủ và bắn xối xả làm tan xác bà
mẹ. Đây có thể là một
cảnh tiêu biểu cho công tác ám sát của cộng sản. Các chi tiết như
súng nổ ban đêm, bắn tan xác phụ nữ và trẻ em, hướng vào hành động
ám sát lén lút.
Đó
không phải là tai nạn của chiến tranh. Chuyện cộng sản dùng bạo lực
giết dân lành, gia đình của sĩ quan, binh sĩ và nhân viên chính quyền
miền Nam, đầy rẫy. Nhắc đến Tết Mậu Thân, ít người
có thể quên được tấm ảnh Tướng Nguyễn Ngọc Loan hành quyết một đặc
công cộng sản, coi là Đại Úy việt cộng Bẩy Lốp Nguyễn văn Lém. (Cho
tới nay, vẫn chưa có xác định rõ ràng tên việt cộng trong hình là Bẩy
Lốp.) Câu chuyện của Tướng Loan và Eddie Adams, nhiếp ảnh gia chụp bức
ảnh, đã được truyền bá rộng rãi (Xem, thí dụ như, Nguyễn Ngọc Chính
2012; Robbins 2010, 151-163). Chuyện tên việt cộng bị hành quyết có phải
là Bẩy Lốp hay không, hoặc tại sao Tướng Loan hành quyết hắn, không
quan trọng trong mục tiêu bài này. Cái đáng nói là những gì mà Bẩy
Lốp làm. Theo nhân chứng, Bẩy Lốp dùng trẻ em là bia đỡ đạn cho đồng
bọn hắn chạy thoát lúc đánh nhau; hắn bị bắt trong lúc đang giết 34
người trong gia đình các nhân viên cảnh sát và quẳng xác họ vào
rãnh; hắn giết Trung Tá Nguyễn Tuấn và cả gia đình ông, kể cả bà
mẹ 80 tuổi vì vị sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa không chịu chỉ cho hắn cách
khởi động xe tăng (Robbins 2010,154-156). Bẩy Lốp không phải là một
trường hợp đặc biệt. Đã có hàng ngàn, hàng vạn chứng tích quân
cộng sản tàn nhẫn giết phụ nữ trẻ em, người già, và dân vô tội, kể
cả cuộc thảm sát Mậu Thân tại Huế.
Phương châm
cộng sản là ‘’Lấy cứu cánh biện minh phương tiện.’’ Do đó, họ không
cần đếm xỉa gì đến cách thức họ dùng đề đạt mục tiêu. Ta thấy ngay
cái sai lầm của phương châm này. Cho dù cứu cánh (mục tiêu) họ đúng,
phương tiện họ dùng thường là sai lầm và làm tiêu tan cái cứu cánh
của họ. Đó là không kể đa số mục tiêu họ là sai lầm, vì chúng dựa
trên lý thuyết sai lầm. Những lãnh tụ cộng sản còn dùng chiến thuật
lừa đảo gian trá để kích động những kẻ đi theo mình. Ngoài ra, những
người đi theo cộng sản quen với tuyên truyền và tẩy não nên họ mất đi
khả năng lý luận hoặc phân tích các lý thuyết cộng sản. Họ trở nên
mù quáng và không biết hoặc không dám thách thức quyền lực.
Trong thời
chiến, họ giết người dân vô tội không gớm tay vì họ cho rằng cái cứu
cánh thống nhất đất nước quan trọng nhất, hoặc họ bị thuyết phục
nghĩ rằng đánh cho ‘’Mỹ cút ngụy nhào’’ là mục tiêu tối thượng.
Trong thời bình, các lãnh tụ cộng sản chỉ muốn đảng cộng sản tồn
tại và làm đủ cách để giữ gìn chuyện đó để phục vụ mục tiêu lợi
ích cá nhân. Người dân sống dưới chế độ cộng sản chịu sự áp bức,
tuyên truyền, và tẩy não để trở thành những con cừu non. Sự tàn phá
trí tuệ của hàng triệu thanh thiếu niên nam nữ ưu tú của Việt Nam
thật là ghê rợn, còn tàn bạo hơn giết người trong máu lạnh vì nó
tiêu hủy cả một dân tộc.
Do đó, trong
khung cảnh cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, đối với người cộng sản,
chuyện giết vài người hàng đêm, bắt cóc dân vô tội làm họ biến mất
khỏi trái đất là chuyện bình thường, chỉ làm thêm mồ mả (‘’Một
lần đêm vài tan biến mộ dầy thêm.’’)
Người
cộng sản đã gây ra tang tóc trên đất nước Việt Nam từ ngày họ cướp
đoạt chính quyển bất hợp pháp năm 1945 và đã khiến quê hương than
khóc cho cảnh binh đao máu lửa suốt hơn hai mươi năm từ đó (‘’Khóc
quê hương suốt hai mươi năm ngoài lửa khói.’’) Với những tội ác không
kể xiết này, người cộng sản ̣đáng bị nguyền rủa. Nhưng, một cách kỳ
lạ, Hoài Linh dùng lời lẽ thật nhẹ nhàng (‘’cũng do một bàn tay anh mãi/nếu
xa lạ thì không ai nói.’’)
Tại
sao Hoài Linh chỉ dùng lời lẽ trách móc nhẹ nhàng sau khi mô tả cảnh
tượng hãi hùng của tội ác kẻ thù ?
Đó
là do bản chất nhân bản cố hữu của người miền Nam trước năm 1975.
Ta thấy tính
chất nhân bản này xuất hiện trong hầu hết các bản nhạc miền Nam
trước 1975. Lời nhạc rất ít khi chửi rủa quân thù, hoặc thúc giục
quân dân chém giết kẻ thù. Ta đã thấy chuyện đó trong bài ‘’Một mai
giã từ vũ khí’’ mà tôi có dịp trình bày trước đây (Cao Đắc 2014b).
Hoài Linh làm nổi bật tính chất đó khi gọi người cộng sản, kẻ thù
mình, là ‘’anh’’ và lại còn cho thấy ‘’anh’’ không phải là kẻ ngoại
bang xa lạ gì, mà anh cũng là người cùng giòng máu Lạc Hồng. Câu ‘’nếu
xa lạ thì không ai nói’’ là lời nhắc nhở đến mối liên hệ thiêng
liêng đó. Với cách gọi ‘’anh’’ và lời nhắc nhở ‘’không xa lạ,’’ Hoài
Linh bộc lộ tâm tình hiền hòa của người dân miền Nam.
Thực ra, câu
‘’cũng do một bàn tay anh mãi/nếu xa lạ thì không ai nói’’ không hẳn
là lời trách móc nhẹ nhàng. Tác giả trước đó mô tả tội ác giết
người tàn bạo của việt cộng bằng lời lẽ giải phẫu chính xác. Do đó,
ông không trách móc họ. Ông kết tội họ bằng cách nói, ‘’Chính các
anh là người tạo ra những tội ác này, mặc dù các anh và chúng tôi
là anh em có cùng mẹ Việt Nam.’’ Lởi kết tội của ông không có sự
hận thù ghét bỏ, mà là lời nghiêm khắc vạch ra cái sai lầm của
người anh em cùng giòng máu, và kêu gọi người anh em đó cải tà quy
chánh để chấm dứt cảnh đau thương trên đất nước. Đó là tính chất
nhân bản của người dân miền Nam.
Bằng lối
nói tu từ, Hoài Linh thách thức người anh em coi lại hành động tàn
bạo của mình đã giết biết bao nhiêu người dân vô tội (‘’Ðếm đi anh,
đếm đi anh/Bao hồn oan đó.’’). Một lần nữa, ông không nguyền rủa kẻ
thù mà chỉ kêu gọi họ hãy thức tỉnh để nhận ra là họ đã giết
chết biết bao nhiêu dân vô tội. Những hành động tàn bạo đó không tốt
đẹp gì vì mộ chôn người là hình ảnh xấu xa, nhất là bên bãi cỏ úa
vàng (‘’Mồ chẳng xinh, cỏ chẳng xanh.’’) Các tội ác đó sẽ được
ghi vào sử sách qua bia miệng ngàn đời (‘’Người nghìn sau nhắc chuyện
đường thành.’’)
‘’Tám Nẻo
Đường Thành’’ là một nhân chứng lịch sử, ghi nhận chính xác những
gì xảy ra trong cuộc tổng công kích của cộng sản vào ngày lễ thiêng
liêng Tết Mậu Thân năm 1968, cảnh tàn phá điêu linh, nỗi đau thương tang
tóc của dân nghèo vô tội. Bài hát cũng cho thấy tính chất nhân bản
của người miền Nam trong phản ứng về sự tàn bạo dã man của người
cộng sản.
C.-
Lối diễn tả chi tiết, tuy có vài chữ dùng khác thường, và cách
dùng mỹ từ vẽ ra hình ảnh tàn khốc đau thương
Hoài Linh có
khả năng diễn tả ý tưởng thật tài tình. Tôi đã trình bày tài viết
của ông trong bài trước về bản nhạc ‘’Về Đâu Mái Tóc Người Thương’’
(Cao Đắc 2014a). Bài ‘’Tám Nẻo Đường Thành’’ không sánh được với ‘’Về
Đâu Mái Tóc Người Thương’’ về khía cạnh văn chương của lời nhạc, nhưng
cũng có nhiều điểm đặc sắc đáng ghi chú.
Trước hết,
Hoài Linh áp dụng triệt để kỹ thuật ‘’Cho Thấy, Đừng Kể’’ khi tả
những hậu quả bi thương của chiến tranh và sự tàn ác của cộng sản.
Những nhóm chữ ‘’khói lên cao,’’ ‘’dân nghèo lơ láo,’’ ‘’mẹ
bồng con,’’ ‘’vành tang, con quấn ngang đầu,’’ ‘’nhà ai đang cháy,’’
‘’đốt đêm đen,’’ ‘’súng nổ,’’ ‘’nhúm lửa,’’ ‘’giết trẻ
đêm đen,’’ ‘’banh xác mẹ,’’ là những mô tả cho thấy cái tàn
khốc một cách cụ thể. Với những mô tả đó, ai cũng có thể hình dung
cảnh dân lành chạy loạn khi nhà cháy và súng nổ vang trời.
Hoài Linh mô
tả với những chi tiết rõ rệt và cụ thể, làm hình ảnh trở nên sống
động. Cách dùng chữ của ông cũng rất độc đáo, làm tăng thêm nét đặc
thù của cảnh tượng. Thí dụ ‘’lơ láo’’ là chữ rất hay, cho
thấy hình ảnh lạc lõng, ngơ ngác của người dân nghèo chợt nhận ra
mình đã mất nhà cửa, và phải đi tìm nơi trú ẩn. ‘’Trái châu treo’’
cho thấy những hỏa châu lơ lửng trên bầu trời. ‘’Banh xác’’ có
ý nghĩa mạnh bạo, tượng hình, cho thấy xác người bị bắn tan nát. ‘’Lửa
bạo’’ là lối dùng lạ nhưng hữu hiệu vì nó cho thấy ngọn lửa
hung bạo thiêu đốt phố phường.
Tuy
nhiên, có vài từ ngữ dùng khác thường, có vẻ gượng ép, và không tạo
tác dụng hiệu quả vì lối dùng lạ, không thông dụng. Không thông dụng
không có nghĩa là dở. Thực ra nhiều khi không thông dụng còn làm cách
diễn tả độc đáo. Tuy nhiên, một nguy hại của không thông dụng là không
giúp cho khán giả tưởng tượng ra được hình ảnh đang tả vì sự so
sánh khác thường. Thí dụ như ‘’vắt cơm gầy,’’ ‘’mộ dầy thêm’’
là các nhóm chữ lạ. Ít ai dùng ‘’gầy’’ để tả sự ít oi của
một nắm cơm và cũng ít ai dùng ‘’dầy’’ để tả sự đầy ắp của
mộ, cho dù là mồ chôn tập thể. ‘’Mộ chẳng xinh’’ nghe hơi
chướng vì ít ai dùng ‘’xinh’’ để mô tả mồ mả, và do đó ‘’chẳng
xinh’’ không nói lên được cái xấu xí đó. Tương tự, ‘’cỏ chẳng
xanh’’ không vẽ ra ngay được hình ảnh úa tàn của cỏ. Một cách
tổng quát, cách dùng phủ định (negation) để mô tả cảnh vật, người,
sự việc thường thiếu hiệu quả, vì nó không chính xác. Thí dụ ‘’không
đẹp’’ có nhiều nghĩa: xấu, dễ thương, dễ nhìn, trung bình, v.v...
Phủ định
chỉ nên dùng khi ta thực sự muốn cho thấy cái mơ hồ, thiếu chính
xác. Sau đây là vài thí dụ:
1.-
Dũng bước ra khỏi tòa nhà. Một luổng gió không oi bức thổi qua mặt
anh → Dũng chưa kịp cảm nhận luồng gió mát hay lạnh, mà chỉ biết là
không oi bức có thể vì oi bức là cái mà anh nghĩ là khí hậu ở
ngoài.
2.- Tia nhìn
không hận thù của nàng làm hắn thở phào nhẹ nhõm → Hắn đang sợ là
nàng nhìn hắn bằng cặp mắt hận thù. Do đó, không hận thù là điểm
chính. Hắn không cần biết tia nhìn đó có tò mò, ngạc nhiên, lo sợ,
miễn là không hận thù là được.
Thể phủ
định do đó chỉ có hiệu quả nếu cái phủ định đó là ý chính. Ở
đây, ‘’chẳng
xinh’’ không nói được cái ý chính đó, vì như trình bày ở trên,
không ai nghĩ là mồ mả xinh xắn hết. ‘’Cỏ chẳng xanh’’ thiếu
hiệu quả với lý do khác. Cỏ thường xanh. Cỏ không xanh là khác
thường. Do đó cái khác thường đó là ý chính, cần phải được xác
định rõ rệt: Cỏ úa ? tàn ? bẹp dúm ? rải rác ? xơ xác ?
Tuy nhiên,
vài chỗ diễn tả thiếu hiệu quả này không làm suy giảm nhiều tác
dụng kết hợp của các chi tiết sống động và rõ rệt khác. Ngoài ra,
tuy thiếu hiệu quả, những mô tả này tạo sự chú ý của khán giả và
khiến khán giả phải suy nghĩ. Có thể đó là ý định của tác giả:
Dùng cách mô tả khác thường để gây chú ý. Hơn nữa, những từ ngữ này
không đến nỗi tệ, vì khán giả hiểu được ý tưởng. Nhưng nếu lối
dùng đó bị lạm dụng qua cách so sánh khập khiễng hoặc không thích
đáng, sự thiếu hiệu quả sẽ có tác dụng tiêu cực và làm mất đi cái
chân thật và chính xác của cách diễn tả. Do đó, tôi không cổ võ lối
diễn tả này. Tôi không muốn sẽ có những diễn tả như ‘’giọng ca
khúc khuỷu,’’ ‘’cây chẳng vui,’’ ‘’xe chẳng buồn,’’ ‘’nhà
chẳng ngơ ngác,’’ ‘’bầu trời chẳng ngạc nhiên,’’ ‘’giọt
mưa thú vị,’’ ‘’gió chẳng hoành tráng,’’ ‘’vũng nước béo
phì,’’ ‘’hơi thở gầy gò,’’ v.v...Với khuynh hướng văn chương
đoạt giải tại Việt Nam hiện nay, cái hiểm họa này có vẻ sẽ thành
sự thật.
Hoài
Linh dùng động từ mạnh, có tác dụng hiệu quả: Trào, lên, bồng,
quấn, đốt, treo, thiêu, banh. Nên để ý là động từ mạnh cần phải có
chủ từ hoặc túc từ thích đáng. Thí dụ như ‘’đốt’’ có chủ từ
là nhóm chữ ‘’trái châu treo thay đèn lấp lánh’’ và túc từ là ‘’đêm
đen.’’ Cả hai chủ từ và túc từ rất thích đáng vì trái châu tạo
ra lửa và đốt đêm làm sáng màn đêm.
Một đặc
điểm trong ‘’Tám Nẻo Đường Thành’’ là cách dùng câu hỏi tu từ
(rhetorical question). Ta thấy tác giả dùng kỹ thuật này vài lần: ‘’Xác
ai đây chết hôm qua đến nay còn thấy,’’ ‘’Súng nào giết trẻ đêm đen/Súng
nào banh xác mẹ hiền,’’ ‘’Ðếm đi anh, đếm đi anh/ Bao hồn oan đó.’’
Câu hỏi tu từ là một mỹ từ (figure of speech) dưới dạng câu hỏi để
đặt vấn đề chứ không phải để kiếm câu trả lời. Mặc dù là câu hỏi,
câu hỏi tu từ có thể viết là lời tuyên bố với câu hỏi ngầm và do
đó không cần dấu hỏi ở cuối câu.
Với ‘’Xác ai đây
chết hôm qua đến nay còn thấy,’’ tác gỉả không thực sự hỏi ai là
người chết, vì tác giả ngầm cho câu trả lời đó là xác việt cộng khi
ông gợi ra lương thực gói trong người. Bằng cách dùng câu hỏi tu từ
và gợi ra câu trả lời, tác giả lôi cuốn khán giả vào câu chuyện vì
khán giả tham gia vào trả lời câu hỏi. Tương tự, câu ‘’Súng nào giết
trẻ đêm đen/ Súng nào banh xác mẹ hiền’’ không thực sự hỏi súng nào,
vì ai cũng biết đó là AK-47 của việt cộng.
Trong ‘’Ðếm
đi anh, đếm đi anh/Bao hồn oan đó,’’ tác giả dùng biến dạng của câu
hỏi tu từ. Ông không đặt nó dưới dạng một câu hỏi, mà đặt ra một sự
việc rõ ràng. Bảo đếm một con số quá nhiều không thể đếm được là
một cách diễn tả tu từ. Lồng câu đó trong một ngụ ý con số quá
nhiều là cách dùng thậm xưng. Bằng cách phối hợp cả hai lối dùng
mỹ từ trong một câu, Hoài Linh làm nổi bật ý tưởng một cách hiệu
quả. Ta hãy xem vài thí dụ sau đây.
‘’Tại
sao anh giết em với thái độ im lặng như vậy ?’’ (câu hỏi tu từ vì
người hỏi không thực sự muốn biết câu trả lời, thậm xưng vì lối
dùng ‘’giết’’).
‘’Ai là
người làm tiêu tan tài sản với mấy ví xách Louis Vuitton đó ?’’ (Ông
chồng than phiền bà vợ tiêu xài hoang phí mua sắm đồ đắt tiền.)
Câu hỏi tu
từ rất thích hợp trong lối diễn tả về một sự kiện đau thương vì nó
tránh né những lời buộc tội khắt khe. Ngoài ra, như đã trình bày ở
trên, câu hỏi tu từ cho thấy bản chất nhân bản của người miền Nam khi
chất vấn kẻ đã gây ra cảnh đau thương đó.
Nói tóm
lại, tuy có vài từ ngữ thiếu hiệu quả trong việc diễn tả cảnh
tượng, toàn thể ca khúc ‘’Tám Nẻo Đường Thành’’ tạo được cảm
xúc mạnh cho khán giả qua hình ảnh đau thương của nạn nhân cuộc chiến
trong Tết Mậu Thân tại Sài Gòn. Cách dùng câu hỏi tu từ rất hiệu
quả trong việc quy gán trách nhiệm cho Việt cộng với lời buộc tội
nghiêm khắc nhưng hàm chứa tính chất nhân bản của người miền Nam.
D.- Kết Luận
Ca
khúc ‘’Tám nẻo đường thành’’ là một bài hát ghi nhận biến cố
lịch sử của cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968 do việt cộng
và cộng sản miền Bắc tổ chức. Bằng lối diễn tả chi tiế̀t cụ thể,
Hoài Linh mô tả sự đau thương tang tóc của những người dân vô tội ở
Sài Gòn, và những hành động dã man của việt cộng. Qua cách dùng câu
hỏi tu từ, tác giả biểu hiện bản chất hiền hòa nhân bản của dân
miền Nam khi buộc tội việt cộng là kẻ tạo ra cảnh chiến tranh điêu
tàn.
Tuy không
phải là một tác phẩm lịch sử, ‘’Tám Nẻo Đường Thành’’ có
giá trị lịch sử to lớn vì nó là lời ghi nhận của nhân chứng đương
thời về một sự việc xảy ra. Dưới hình thức là một bài hát, câu
chuyện lịch sử đó được duy trì lâu dài như các bài dân ca, ca dao.
Người ta có thể không nhớ chi tiết một bài khảo cứu, nhưng lời nhạc
thường được nhớ lâu hơn. ‘’Tám
Nẻo Đường Thành’’ mô tả tính chất dã man tàn bạo của cộng sản
trong chiến tranh Việt Nam, và là bằng chứng hùng hồn cho thấy lời
biện hộ về đảng cộng sản ‘’trước tốt sau xấu’’ của những kẻ vỗ
ngực là người cách mạng, hoặc những kẻ ăn cơm quốc gia thờ ma cộng
sản, chỉ là những lời chống chế cho bản ngã ngu muội hoặc hung ác
của họ.
Cao
Đắc Tuấn
Tài
Liệu Tham Khảo:
- Berman,
Larry. 1996. The Tet Offensive, in ‘’The Tet Offensive.’’ edited by Marc Jason
Gilbert and William Head, Praeger, Connecticut, U.S.A.
-
Cao Đắc, Tuấn. 2014a. ‘’Hồn lỡ sa vào đôi mắt em’’. 6.8.2014.
-
Cao Đắc Tuấn. 2014b. ‘’Một mai giã từ vũ khí’’. 22.8.2014.
- Currey,
Cecil. 1996. Giap and Tet Mau Than 1968: The Year of the Monkey, in ‘’The Tet
Offensive.’’ edited by Marc Jason Gilbert and William Head, Praeger,
Connecticut, U.S.A.
-
Ford, Ronnie E. 1995. Tet 1968: Understanding the Surprise. Frank Cass, New
York, U.S.A.
-
Ngô Vinh Long. 1996. The Tet Offensive and Its Aftermath, in ‘’The Tet
Offensive.’’ edited by Marc Jason Gilbert and William Head, Praeger,
Connecticut, U.S.A.
-
Nguyễn Ðạt. 2012. Cầu chữ Y, cây cầu lịch sử. Đăng 16.5.2012.
- Nguyễn
Ngọc Chính. 2012. Tướng Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh hành quyết. Đăng
14.10.2012.
-
Nhạc Việt trước 75. Không rõ ngày. Tám Nẻo Đường Thành.
-
Oberdorfer, Don. 2001. Tet! The Johns Hopkins University Press, Maryland,
U.S.A.
-
Phạm Văn Sơn. 2012. Trận chiến Tết Mậu Thân 1968 (phần 8). Đăng
18.11.2012.
-
Sơn Nam. 2006. Đất Gia Định-Bến Nghé Xưa & Người Sài Gòn. Trẻ,
Việt Nam.
-
VNAF. Không rõ ngày. Rememberring ARVN.
- Willbanks,
James H. 2007. The Tet Offensive - A Concise History. Columbia University
Press, New York, U.S.A.
-
Wikipedia. 2013. Thành Bát Quái. Sửa đổi chót: 12.7.2013.
-
2014a. Thành Gia Định (1836-1859). Thay đổi chót: 28.7.2014.
-
2014b. Ceasefire. Thay đổi chót: 28.9.2014.
~~~oOo~~~
Tấm hình oan nghiệt
Năm
1983, Adams trở lại Việt Nam và được thấy tấm hình ‘oan nghiệt’ của ông được
trưng bày ở một chỗ rất trang trọng trong Bảo tàng chiến tranh tại
Saigon (trước đó có tên là Bảo tàng tội ác Mỹ-Ngụy). Tuy nhiên, hiện nay
không hiểu vì lý do gì, bức hình Saigon Execution đã không còn được
trưng bày, chỉ được bày bán trong gian hàng lưu niệm tại đây mà thôi.
Vào
thập niên 1990s, Adams không muốn trưng bày bức hình oan nghiệt này nữa. Ông
giải thích: ‘’Nếu
sự việc tái diễn, có lẽ tôi cũng lại chụp tấm hình như vậy, vì đó là nghề
nghiệp! Nhưng tôi không còn muốn nói gì về bức hình ấy nữa. Tôi không trưng bày
nó nữa. Tôi không sử dụng nó bất cứ tại nơi đâu.’’
Ông
còn nói: ‘’Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp
đã lừa dối công luận. Ông ấy chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta [người
Mỹ], không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu
con người này’’.
Về sau, Eddie
Adams đã có một bài viết trên tạp chí Time về Nguyễn Ngọc Loan và bức
ảnh Saigon
Execution:
‘’Viên tướng giết một
việt cộng, còn tôi giết viên tướng bằng máy ảnh của mình. Hình ảnh vẫn là thứ
vũ khí mạnh nhất thế giới. Người ta tin vào hình ảnh, nhưng hình ảnh cũng có
thể nói dối, cho dù không cố ý ngụy tạo. Hình ảnh chỉ là một nửa sự thật...
Điều mà bức ảnh đã không nói lên là: Liệu bạn sẽ làm gì nếu bạn là ông tướng
vào lúc đó, tại nơi đó, trong cái ngày nóng bỏng ấy, và tóm được một kẻ bị xem
là khốn kiếp sau khi hắn vừa mới bắn tan xác một, hai, hoặc ba người lính Mỹ ?
Làm sao bạn biết được nếu chính là bạn, bạn sẽ không bóp cò ?’’
Sau khi Sài
Gòn thất thủ năm 1975, như để chuộc lại lỗi lầm từ bức hình Saigon Execution,
Eddie Adams đã chụp được những tấm hình nổi tiếng về cuộc vượt thoát đầy gian
nguy của thuyền nhân Việt Nam vào năm 1977. Loạt ảnh có tên ‘’Con thuyền
không nụ cười’’ (The Boat of No Smiles) trong đó nổi bật là cảnh bà mẹ ôm
đứa con trai đã chết cứng và một đứa khác đang mệt lả sau lưng bà. Gương mặt
của người phụ nữ diễn tả sự đau đớn tột cùng, và ánh mắt của bà nói lên tâm
trạng của thuyền nhân: Mệt mỏi, đau thương, kinh hoàng và tuyệt vọng.
~~~oOo~~~
Về
Đâu Mái Tóc Người Thương.
Link:
Trên Bốn Vùng Chiến Thuật
Link:
Tản Mạn Chuyện Tóc Xưa
Link:
24
Giờ Phép
Link:
Người
Binh Sĩ Trong ‘’Ly Rượu Mừng’’ là ai ?
Link:
Nhạc Sĩ Lê Thương & 70
Năm Hòn Vọng Phu
Link:
Căn Nhà Ngoại Ô
Link:
Chuyến
Đò Vĩ Tuyến
Link:
Con
Đường Xưa Em Đi
__._,_.___
Posted by: be tran