Tự Do Báo Chí Bị Tấn Công Khắp Nơi
27/04/201700:00:00(Xem: 47)
PARIS - Tổ chức “Phóng viên Không Biên giới - RSF” báo động: tự
do báo chí bị tấn công khắp nơi.
Trong tài liệu Press Freedom Report gồm thẩm định về “World Press Freedom Index – WPFI”, tổ chức này đả kích chính quyền Đức về các điều luật lưu trữ dữ liệu và chống lại “người thổi còi”.
RSF xác nhận tự do báo chí bị đe dọa tại 2/3 thế giới, và nhấn mạnh: khi tự do truyền thông không đuợc bảo vệ, không quyền tự do nào khác đuợc bảo đảm.
Là cơ quan tham vấn của LHQ, RSF đã điều tra tình hình tự do báo chí tại 180 quốc gia, và nhận thấy các thể chế dân chủ cũng xâm phạm tự do báo chí.
Các nhà nghiên cứu báo động: chính trị gia dùng quyền lực để trấn áp hoặc vô hiệu hoá tin tức của báo chí. RSF nêu thí dụ điển hình là Thủ Tướng Phần Lan Juha Sipila gửi 20 e-mail cho ban biên tập của hệ thống truyền thanh truyền hình công YLE, phàn nàn về các tin tức nói tới xung đột quyền lợi liên quan với ông. Kêt quả là chủ biên kiểm duyệt tin tức loại này.
Tại New Zealand, luật mới mở rộng quyền của an ninh tình báo chống lại truyền thông.
Các cơ quan công quyền Canada theo dõi phóng viên điều tra khủng bố để tìm nguồn thẩm lậu từ cảnh sát.
Với Hoa Kỳ, RSF tố cáo TT Trump đả kích truyền thông có hệ thống
Na Uy đứng đầu về tự do báo chí – cuối bảng là Bắc Hàn, Trung Cộng, Nga, Ai Cập, Syria, Turkmenistan, Vietnam. Trung Cộng và Syria là môi trường chết chóc nhất với phóng viên.
Trong bảng xếp hạng mới của RSF, Đức và Canada tuột 4 bậc, New Zealand rớt 8 hạng trong khi Italy từ hạng 52 nhảy lên hạng 25.
Trong khi đó một bản tin khác của Đài BBC tiếng Việt hôm Thứ Tư nói rằng, “Việt Nam là một trong những nước vi phạm quyền tự do báo chí và bỏ tù nhiều nhà báo, blogger nhất thế giới, báo cáo thường niên của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) xếp hạng Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn thuộc các nước đội sổ.”
Ngoài ra bản tin hôm Thứ Tư của Đài Á Châu Tự To (RFA) thì cho biết rằng, “Trong số 180 nước được điều tra trong báo cáo thường niên về tình hình tự do thông tin toàn cầu của tổ chức Phóng viên Không biên giới năm 2017, Việt Nam đứng thứ 175 với điểm số là 73.96, tức là không có thay đổi về thứ hạng so với năm ngoái và chỉ có một thay đổi rất nhỏ về điểm số là 0.31 so với năm ngoái. Nếu nhìn vào bản đồ tự do thông tin do tổ chức Phóng viên Không biên giới cung cấp, Việt Nam nằm trong số các nước bị bôi đen, tức là hoàn toàn không có tự do thông tin.
“...
“Theo Phóng viên Không Biên Giới, tính đến cuối năm 2016, vẫn có ít nhất khoảng 17 blogger bị cầm tù ở Việt Nam, giảm hơn so với con số 35 người được tổ chức này đưa ra vào năm 2013. Người đại diện của Phóng viên Không Biên Giới cho rằng điểm số cải thiện không đáng kể trong năm 2016 của Việt Nam có thể là do số blogger được trả tự do từ sau năm 2013 đến năm 2016, nhưng theo ông con số này còn quá nhỏ để cho thấy một sự cải thiện rõ ràng.”
Trong tài liệu Press Freedom Report gồm thẩm định về “World Press Freedom Index – WPFI”, tổ chức này đả kích chính quyền Đức về các điều luật lưu trữ dữ liệu và chống lại “người thổi còi”.
RSF xác nhận tự do báo chí bị đe dọa tại 2/3 thế giới, và nhấn mạnh: khi tự do truyền thông không đuợc bảo vệ, không quyền tự do nào khác đuợc bảo đảm.
Là cơ quan tham vấn của LHQ, RSF đã điều tra tình hình tự do báo chí tại 180 quốc gia, và nhận thấy các thể chế dân chủ cũng xâm phạm tự do báo chí.
Các nhà nghiên cứu báo động: chính trị gia dùng quyền lực để trấn áp hoặc vô hiệu hoá tin tức của báo chí. RSF nêu thí dụ điển hình là Thủ Tướng Phần Lan Juha Sipila gửi 20 e-mail cho ban biên tập của hệ thống truyền thanh truyền hình công YLE, phàn nàn về các tin tức nói tới xung đột quyền lợi liên quan với ông. Kêt quả là chủ biên kiểm duyệt tin tức loại này.
Tại New Zealand, luật mới mở rộng quyền của an ninh tình báo chống lại truyền thông.
Các cơ quan công quyền Canada theo dõi phóng viên điều tra khủng bố để tìm nguồn thẩm lậu từ cảnh sát.
Với Hoa Kỳ, RSF tố cáo TT Trump đả kích truyền thông có hệ thống
Na Uy đứng đầu về tự do báo chí – cuối bảng là Bắc Hàn, Trung Cộng, Nga, Ai Cập, Syria, Turkmenistan, Vietnam. Trung Cộng và Syria là môi trường chết chóc nhất với phóng viên.
Trong bảng xếp hạng mới của RSF, Đức và Canada tuột 4 bậc, New Zealand rớt 8 hạng trong khi Italy từ hạng 52 nhảy lên hạng 25.
Trong khi đó một bản tin khác của Đài BBC tiếng Việt hôm Thứ Tư nói rằng, “Việt Nam là một trong những nước vi phạm quyền tự do báo chí và bỏ tù nhiều nhà báo, blogger nhất thế giới, báo cáo thường niên của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) xếp hạng Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn thuộc các nước đội sổ.”
Ngoài ra bản tin hôm Thứ Tư của Đài Á Châu Tự To (RFA) thì cho biết rằng, “Trong số 180 nước được điều tra trong báo cáo thường niên về tình hình tự do thông tin toàn cầu của tổ chức Phóng viên Không biên giới năm 2017, Việt Nam đứng thứ 175 với điểm số là 73.96, tức là không có thay đổi về thứ hạng so với năm ngoái và chỉ có một thay đổi rất nhỏ về điểm số là 0.31 so với năm ngoái. Nếu nhìn vào bản đồ tự do thông tin do tổ chức Phóng viên Không biên giới cung cấp, Việt Nam nằm trong số các nước bị bôi đen, tức là hoàn toàn không có tự do thông tin.
“...
“Theo Phóng viên Không Biên Giới, tính đến cuối năm 2016, vẫn có ít nhất khoảng 17 blogger bị cầm tù ở Việt Nam, giảm hơn so với con số 35 người được tổ chức này đưa ra vào năm 2013. Người đại diện của Phóng viên Không Biên Giới cho rằng điểm số cải thiện không đáng kể trong năm 2016 của Việt Nam có thể là do số blogger được trả tự do từ sau năm 2013 đến năm 2016, nhưng theo ông con số này còn quá nhỏ để cho thấy một sự cải thiện rõ ràng.”
Ninh
Bình: 1,000 Công Nhân Đình Công, Đòi Quyền Lợi
27/04/201700:00:00(Xem: 55)
HANOI -- Gần 1.000 công nhân Công ty TNHH Antonia Việt Nam đình
công...
Bao1ó Loa Động kể rằng vào ngày 26.4, gần 1.000 công nhân Công ty TNHH ANTONIA Việt Nam đóng trên địa bàn TP. Tam Điệp, Ninh Bình đã đồng loạt nghỉ việc để đòi quyền lợi.
Theo phản ánh của một số công nhân, dịp nghỉ lễ lễ 30.4 và 1.5 sắp tới, công ty chỉ cho công nhân nghỉ 2 ngày là chủ nhật và thứ hai. Theo các công nhân, ngày 30.4 trùng vào chủ nhật, công nhân được nghỉ bình thường theo quy định. Vậy nên công ty phải bố trí cho họ nghỉ bù vào thứ ba (tức ngày 2.5). Không đồng tình với quyết định của lãnh đạo công ty, sáng 26.4 gần 1.000 công nhân ở đây đã đồng loạt nghỉ việc để phản đối quyết định này.
Ngoài việc yêu cầu phía công ty phải cho công nhân nghỉ 3 ngày trong dịp lễ 30.4 và 1.5 sắp tới, các công nhân ở đây cũng yêu cầu phía công ty phải đáp ứng một số điều kiện làm việc cho công nhân như: Lắp đặt thêm quạt ở các xưởng sản xuất, vì thời tiết nóng, hơn nữa việc sản xuất dày, dép có mùi da và mùi keo dán rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Đồng thời, yêu cầu phía công ty không được ép công nhân làm tăng ca, việc tăng ca phải được công nhân tự nguyện và làm đúng theo quy định của Luật Lao động, một tuần không quá 12 giờ và một tháng không quá 30 giờ.
Báo Lao Động ghi lời Ông Phùng Minh Chung - Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình - cho biết: Những nội dung mà công nhân yêu cầu là chính đáng, đây là quyền lợi của người lao động. “Hiện chúng tôi đang phối hợp với LĐLĐ tỉnh và LĐLĐ TP.Tam Điệp và các ngành chức năng có liên quan cùng đại diện công nhân làm việc với lãnh đạo công ty ANTONIA để giải quyết sự việc” - ông Chung nói.
Đến 15h cùng ngày, công nhân vẫn chưa quay trở lại làm việc và vẫn tập trung ở khu vực nhà xe của công ty.
Được biết, Công ty ANTONIA Việt Nam đóng trên địa bàn TP.Tam Điệp, là công ty chuyên sản suất giày, dép da của Đài Loan. Công ty đi vào hoạt động từ tháng 9.2015, hiện có gần 1.400 công nhân đang làm việc tại đây.
Bao1ó Loa Động kể rằng vào ngày 26.4, gần 1.000 công nhân Công ty TNHH ANTONIA Việt Nam đóng trên địa bàn TP. Tam Điệp, Ninh Bình đã đồng loạt nghỉ việc để đòi quyền lợi.
Theo phản ánh của một số công nhân, dịp nghỉ lễ lễ 30.4 và 1.5 sắp tới, công ty chỉ cho công nhân nghỉ 2 ngày là chủ nhật và thứ hai. Theo các công nhân, ngày 30.4 trùng vào chủ nhật, công nhân được nghỉ bình thường theo quy định. Vậy nên công ty phải bố trí cho họ nghỉ bù vào thứ ba (tức ngày 2.5). Không đồng tình với quyết định của lãnh đạo công ty, sáng 26.4 gần 1.000 công nhân ở đây đã đồng loạt nghỉ việc để phản đối quyết định này.
Ngoài việc yêu cầu phía công ty phải cho công nhân nghỉ 3 ngày trong dịp lễ 30.4 và 1.5 sắp tới, các công nhân ở đây cũng yêu cầu phía công ty phải đáp ứng một số điều kiện làm việc cho công nhân như: Lắp đặt thêm quạt ở các xưởng sản xuất, vì thời tiết nóng, hơn nữa việc sản xuất dày, dép có mùi da và mùi keo dán rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Đồng thời, yêu cầu phía công ty không được ép công nhân làm tăng ca, việc tăng ca phải được công nhân tự nguyện và làm đúng theo quy định của Luật Lao động, một tuần không quá 12 giờ và một tháng không quá 30 giờ.
Báo Lao Động ghi lời Ông Phùng Minh Chung - Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình - cho biết: Những nội dung mà công nhân yêu cầu là chính đáng, đây là quyền lợi của người lao động. “Hiện chúng tôi đang phối hợp với LĐLĐ tỉnh và LĐLĐ TP.Tam Điệp và các ngành chức năng có liên quan cùng đại diện công nhân làm việc với lãnh đạo công ty ANTONIA để giải quyết sự việc” - ông Chung nói.
Đến 15h cùng ngày, công nhân vẫn chưa quay trở lại làm việc và vẫn tập trung ở khu vực nhà xe của công ty.
Được biết, Công ty ANTONIA Việt Nam đóng trên địa bàn TP.Tam Điệp, là công ty chuyên sản suất giày, dép da của Đài Loan. Công ty đi vào hoạt động từ tháng 9.2015, hiện có gần 1.400 công nhân đang làm việc tại đây.
TQ
Hạ Thủy Mẫu Hạm Mới Đóng
27/04/201700:00:00(Xem: 70)
BEIING - Thân của 1 hàng không mẫu hạm mới của Trung Cộng vừa
đuợc hạ thủy tại cảng Dalian trên bờ đông bắc – mẫu hạm thứ nhì chế tạo trong
nước và chưa đuợc đặt tên có thể bắt đầu hoạt động từ năm 2020 theo dự kiến.
Đây là dấu hiệu mới nhất về sự gia tăng khả năng quốc phòng của nước lớn nhất châu Á giữa lúc căng thẳng nổi lên tại bán đảo Hàn và tiếp diễn tại Biển Đông.
Mẫu hạm Trung Cộng đang hoạt động là Liaoning là tàu do Ukraine đóng, Trung Cộng mua lại và cải biến.
Mẫu hạm mới có chiều dài bằng mẫu hạm của Nga và Anh, có thể mang theo 50 phi cơ, đuợc giới quan sát mô tả là giống thiết kế của Nga.
So với mẫu hạm Hoa Kỳ, con tàu này thua sút nhiều về “nội thất”, nhưng vẫn là 1 bước tiến dài của người Hoa, và giới lãnh đạo Beijing cảm thấy hài lòng.
Trung Cộng loan báo ngân sách quốc phòng 2017 tăng 7%, là tăng 2 năm liên tiếp, bằng 1.7% GDP. Ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ bằng 3% GDP.
Bộ quốc phòng Trung Cộng cho hay: mẫu hạm mới dùng động cơ quy ước, không là nguyên tử, mang theo chiến đấu cơ J-15 và 1 số phi cơ quân sự khác.
Trong khi đó, bản tin RFI cho thêm một số chi tiết, nói rằng đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV đã phát đi hình ảnh buổi lễ hạ thủy tại cảng Đại Liên, với đầy đủ nghi thức từ cắt băng khánh thành đến đập vỡ chai sâm banh vào thành tàu.
Tên chiếc tàu chưa được đặt chính thức, chỉ mang ký kiệu là tàu lớp 001A, nhưng Tân Hoa Xã cho rằng tên con tàu có thể là Sơn Đông, nơi có cảng Thanh Đảo, bản doanh của hải quân Trung Quốc.
Hãng AFP trích dẫn bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho biết là chiếc tàu sân bay này có trọng tải khoảng 50.000 tấn, sử dụng nhiên liệu thông thường, chứ không phải là hạt nhân, có khả năng mang theo loại chiến đấu cơ J-15 cùng một số máy bay khác.
Theo các nhà phân tích, việc hạ thủy chiếc tàu sân bay thứ hai này mang ý nghĩa biểu tượng rất lớn đối với Trung Quốc, vì nó đánh dấu sự kiện Bắc Kinh gia nhập câu lạc bộ một số nước hiếm hoi chế tạo được tàu sân bay.
Bản tin RFI cũng ghi lời Bà Juliette Genevaz, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Nghiên Cứu Chiến Lược của Học Viện Quân Sự Pháp (Ecole Militaire), thẩm định: «Việc tự đóng được một hàng không mẫu hạm đầu tiên chắc chắn là một sự kiện lịch sử, vì nó đã nâng Trung Quốc lên ngang hàng với một số ít các cường quốc quân sự trên thế giới có thể làm điều đó, bên cạnh Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha ».
Tuy nhiên, theo giới quan sát, cho dù sự kiện mang ý nghĩa biểu tượng rất quan trọng, nhưng Trung Quốc còn cần nhiều thời gian thì mới bắt kịp được Mỹ trong lãnh vực hải quân. Bà Genevaz nhắc lại rằng Hoa Kỳ hiện có đến 10 hàng không mẫu hạm đang hoạt động, và có khoảng 600 căn cứ quân sự ở 50 nước, trong khi Bắc Kinh chỉ có căn cứ duy nhất ở một tiểu quốc châu Phi.
Đây là dấu hiệu mới nhất về sự gia tăng khả năng quốc phòng của nước lớn nhất châu Á giữa lúc căng thẳng nổi lên tại bán đảo Hàn và tiếp diễn tại Biển Đông.
Mẫu hạm Trung Cộng đang hoạt động là Liaoning là tàu do Ukraine đóng, Trung Cộng mua lại và cải biến.
Mẫu hạm mới có chiều dài bằng mẫu hạm của Nga và Anh, có thể mang theo 50 phi cơ, đuợc giới quan sát mô tả là giống thiết kế của Nga.
So với mẫu hạm Hoa Kỳ, con tàu này thua sút nhiều về “nội thất”, nhưng vẫn là 1 bước tiến dài của người Hoa, và giới lãnh đạo Beijing cảm thấy hài lòng.
Trung Cộng loan báo ngân sách quốc phòng 2017 tăng 7%, là tăng 2 năm liên tiếp, bằng 1.7% GDP. Ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ bằng 3% GDP.
Bộ quốc phòng Trung Cộng cho hay: mẫu hạm mới dùng động cơ quy ước, không là nguyên tử, mang theo chiến đấu cơ J-15 và 1 số phi cơ quân sự khác.
Trong khi đó, bản tin RFI cho thêm một số chi tiết, nói rằng đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV đã phát đi hình ảnh buổi lễ hạ thủy tại cảng Đại Liên, với đầy đủ nghi thức từ cắt băng khánh thành đến đập vỡ chai sâm banh vào thành tàu.
Tên chiếc tàu chưa được đặt chính thức, chỉ mang ký kiệu là tàu lớp 001A, nhưng Tân Hoa Xã cho rằng tên con tàu có thể là Sơn Đông, nơi có cảng Thanh Đảo, bản doanh của hải quân Trung Quốc.
Hãng AFP trích dẫn bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho biết là chiếc tàu sân bay này có trọng tải khoảng 50.000 tấn, sử dụng nhiên liệu thông thường, chứ không phải là hạt nhân, có khả năng mang theo loại chiến đấu cơ J-15 cùng một số máy bay khác.
Theo các nhà phân tích, việc hạ thủy chiếc tàu sân bay thứ hai này mang ý nghĩa biểu tượng rất lớn đối với Trung Quốc, vì nó đánh dấu sự kiện Bắc Kinh gia nhập câu lạc bộ một số nước hiếm hoi chế tạo được tàu sân bay.
Bản tin RFI cũng ghi lời Bà Juliette Genevaz, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Nghiên Cứu Chiến Lược của Học Viện Quân Sự Pháp (Ecole Militaire), thẩm định: «Việc tự đóng được một hàng không mẫu hạm đầu tiên chắc chắn là một sự kiện lịch sử, vì nó đã nâng Trung Quốc lên ngang hàng với một số ít các cường quốc quân sự trên thế giới có thể làm điều đó, bên cạnh Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha ».
Tuy nhiên, theo giới quan sát, cho dù sự kiện mang ý nghĩa biểu tượng rất quan trọng, nhưng Trung Quốc còn cần nhiều thời gian thì mới bắt kịp được Mỹ trong lãnh vực hải quân. Bà Genevaz nhắc lại rằng Hoa Kỳ hiện có đến 10 hàng không mẫu hạm đang hoạt động, và có khoảng 600 căn cứ quân sự ở 50 nước, trong khi Bắc Kinh chỉ có căn cứ duy nhất ở một tiểu quốc châu Phi.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment